Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Thiết kế bán cổ điển cho nhà 3 tầng nở hậu

Nhờ KTS tư vấn xây nhà trên mảnh đất hình thang 7,3x13,3 m, nở hậu. Vợ chồng tôi sống cùng con và con gái lớn.
 
 
Chúng tôi cẩn bố trí các không gian gồm phòng khách, phòng bếp, phòng làm việc, phòng ngủ các con, phòng ngủ vợ chồng, phòng thờ. Xin chân thành cảm ơn. (Khôi Nguyên).
Kiến trúc sư Phạm Ngọc Thiên Ân hướng dẫn như sau: Anh chị có thể bố trí mặt bằng tầng một gồm phòng khách, bếp và phòng ăn kết hợp. Tầng 2 là phòng làm việc, phòng master, phòng giặt phơi. Tầng 3 có phòng ngủ con trai, phòng con gái, phòng thờ.
 
Phòng khách theo phong cách bán cổ điển với tông màu trung tính gồm trắng, kem và nâu. Điểm nhấn là vườn tường xanh tại vách cầu thang.
 
Tông màu beige nhẹ nhấn nhá một số chi tiết sinh động. Bố trí lấy sáng tự nhiên và nhân tạo mang lại vẻ hài hòa cho không gian.
 
Phòng bếp kết hợp nhà ăn tông màu kem nhạt và vàng mật ấm áp.
 
Cửa dạng vòm kết nối giữa không gian phòng khách và bếp.
 
Phòng làm việc bày trí đơn giản, nhẹ nhàng.
 
Phòng ngủ master tông màu nâu nhạt kết hợp những chi tiết trang trí cổ điển sang trọng.
 
Tranh treo tường giúp không gian bớt đơn điệu.
 
Phòng ngủ con gái tông hồng phấn nhẹ nhàng, nữ tính. Các chi tiết trang trí đơn giản như tranh treo, chậu hoa nhỏ nhẹ nhàng, thanh lịch.
 
Phòng ngủ con trai với tông màu nâu và xám chủ đạo.
 
Phòng thờ sử dụng chất liệu gỗ trang nghiêm, nền nhã.
 
Phòng tắm tông màu gạch với những chi tiết chỉ trang trí hài hòa.

Để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây nhà, chủ nhà nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu làm nhà.

Từ xưa đến nay, xây nhà vốn luôn là một việc trọng đại trong cuộc đời của mỗi người. Việc thì trọng đại, nhưng kinh nghiệm và kiến thức xây nhà thì không phải là ai cũng biết, thế nên không ít chủ nhà cứ nhắm mắt làm theo kiểu may rủi: “Thôi, mình không có kinh nghiệm về cái này nên cứ kiếm ai thân quen đang làm nghề xây dựng thì giao cho người đó xây nhà cho mình !”. Cách xây nhà theo kiểu nói trên đã khiến cho không ít chủ nhà sau khi xây xong thì tặc lưỡi: “Biết thế này lúc đầu mình sẽ…”. Thậm chí không ít trường hợp tình bạn bè, anh em, chú cháu cũng mất sau khi căn nhà được xây xong. Nêu ra những trường hợp trên chẳng phải để hù dọa những ai đang chuẩn bị xây nhà, mà đơn giản đó chỉ là những tình huống mà chủ nhà có thể sẽ gặp phải trong quá trình xây nhà của mình.
 chia se mot so kinh nghiem chuan bi truoc khi xay nha - 1

Để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây nhà, chủ nhà nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu làm nhà. Thế nhưng chuẩn bị kỹ lưỡng là chuẩn bị cái gì đây? Sau đây là một số kinh nghiệm chia sẻ những nội dung cần phải chuẩn bị trước khi xây nhà:
Thứ nhất, cần phải nắm rõ quy trình các bước thực hiện một căn nhà: Nắm rõ quy trình xây nhà giúp bạn hình dung rõ ràng hơn các nội dung cần phải chuẩn bị tại mỗi thời điểm. Hiện nay, xây nhà không chỉ đơn giản là xây dựng tùy theo ý thích của chủ nhà mà còn chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có liên quan. Do đó, nếu muốn đảm bảo căn nhà của mình không vướng phải những rủi ro pháp lý trong quá trình xây dựng thì đòi hỏi chủ nhà phải nắm bắt được những quy định của pháp luật về việc xây nhà như : quy định cấp phép xây dựng, quy định trong khi thi công, xử lý những trường hợp xây sai giấy phép…
Ngoài ra, nếu không hình dung trước về quy trình các bước cần thực hiện trước khi xây nhà thì gần như chắc chắn rằng quá trình xây nhà của bạn sẽ có nhiều công đoạn phải điều chỉnh. Việc điều chỉnh như vậy không chỉ làm cho căn nhà bị phát sinh chi phí, chậm trễ tiến độ, dễ mâu thuẫn với thợ thuyền mà có khi còn ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của căn nhà.
 chia se mot so kinh nghiem chuan bi truoc khi xay nha - 2

Thứ hai, cần dự trù và quản lý chi phí xây nhà hợp lý: một vấn đề cũng thường xảy ra là việc phát sinh chi phí so với số tiền dự trù, mà nguyên nhân vấn đề hay bắt nguồn từ khả năng ước tính và quản lý chi phí yếu kém của chủ nhà. Muốn ước tính chi phí một cách tương đối chính xác đòi hỏi chủ nhà phải có một cái nhìn tổng thể về các khoản mục chi phí từ khi mua đất cho đến khi hoàn thành căn nhà và đi vào sử dụng. Bên cạnh việc dự trù, chủ nhà cũng cần phải luôn bám sát kế hoạch chi phí đã lập ra trong giai đoạn mua sắm các vật tư hoàn thiện, tránh tư tưởng “đời người làm nhà chỉ có một lần nên cái gì cũng ráng thêm một chút nữa cho tốt”.
Thứ ba, biết cách đánh giá chọn thầu và làm rõ hợp đồng: nhiều người khi xây nhà chỉ chọn những ai quen biết, tin cậy để thực hiện vì cảm thấy cách làm này giúp cho mình an tâm. Thực tế minh chứng rằng: đôi khi chỉ vì tin tưởng nhau mà chủ nhà đã chọn bạn bè hoặc người thân là người xây dựng căn nhà của mình để rồi đến khi căn nhà được hoàn thành thì hai bên chẳng ai muốn nhìn mặt nhau. Chính sự quen biết, tin tưởng lại chính là rào cản khiến cho chủ nhà không tìm hiểu kỹ về khả năng, kinh nghiệm của chủ thầu, đến khi xây mới biết chủ thầu không có khả năng thực hiện một căn nhà theo như mong muốn mà chủ nhà đưa ra. Song song với việc đánh giá và chọn thầu hợp lý, bạn cũng cần phải biết làm rõ nội dung công việc hoặc sản phẩm trước khi ký kết hợp đồng để tránh trường hợp sản phẩm làm ra không tương xứng với giá cả, chất lượng đã thỏa thuận.
Trên đây là một số kinh nghiệm được tổng hợp từ cuốn sách “Cẩm nang quản lý dành cho người xây nhà” được NXB Xây Dựng phát hành lần đầu tiên năm 2015 do tác giả Hồ Anh Bình biên soạn. Chỉ với 100 trang sách, cuốn sách đã trang bị cho người đọc những kiến thức thực tế để chuẩn bị trước khi xây nhà. Những kiến thức này hoàn toàn không mang nặng tính chuyên môn kỹ thuật trong xây dựng, mà thay vào đó là những kiến thức về quản lý khi xây nhà. Do đó, cuốn sách giúp cho những ai không biết nhiều về xây dựng vẫn có thể hiểu được và vận dụng được để quản lý quá trình xây dựng căn nhà cho mình được tốt hơn. Có thể nói, đây là cuốn sách dành riêng cho những ai chuẩn bị xây nhà lần đầu tiên mà lại không có kinh nghiệm hoặc kiến thức gì về xây dựng.

Công ty xây dựng nhà tốt nhất


1 nhận xét: